Các bệnh thường gặp ở gà chọi, nếu không kịp thời nhận biết và có hướng điều trị, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, những anh em nào con non trong việc chăm sóc gà chiến, hãy xem hết bài viết dưới đây của gachienviet.com để biết đâu là bệnh gà dễ mắc cũng như cách điều trị hiệu quả nhất, đảm bảo chiến kê luôn khỏe mạnh, sung mãn nhất.
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà chọi
Biểu hiện của bệnh hô hấp này chính là gà bị chảy nước mắt, nước mũi và khó thở, thở khò khè. Từ đó gà bỏ ăn, ốm yếu dần.
Ngay khi phát hiện gà có những triệu chứng như trên, sư kê cần tiến hành điều trị theo cách sau:
- Nhốt riêng cá thể bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực nuôi để tránh lây chéo lẫn nhau.
- Tiếp đến, cho gà uống vitamin C, thuốc bổ để nâng cao đề kháng. Riêng con bị bệnh cho dùng kháng sinh Tylosin và Gentamycin điều trị bệnh hô hấp CRD và các bệnh kế phát.
- Giữ khu vực chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng để tránh mầm bệnh tích tụ.
Bệnh dịch tả ở gà chọi
Thêm một loại bệnh rất hay gặp ở gà chọi đó chính là bệnh dịch tả hay còn gọi là Newcastle. Bệnh này do virus Paramyxovirus Serotype gây ra, có thể lây nhiễm trong đàn với tốc độ rất nhanh qua đường hô hấp và tiêu hóa. Thời gian ủ bệnh có thể nằm trong khoảng 5 – 7 ngày. Trong số các bệnh thường gặp ở gà chọi, đây là bệnh có mức độ nguy hiểm bậc nhất.
Triệu chứng mắc bệnh dịch tả ở gà đó chính là:
- Gà lờ đờ, khó thở, bỏ ăn, cơ thể ốm yếu thấy rõ.
- Gà bị xù lông, gục đầu, mặt sưng, mào tím tái.
- Gà bị đi ngoài, phân có lẫn màu xanh và lẫn máu.
- Khi bệnh chuyển nặng, gà có thể bị liệt chân, cánh, đầu ngoẹo sang một bên.
Cho tới bây giờ, vẫn chưa có thuốc đặc trị nào để giải quyết dứt điểm bệnh dịch tả này dù đây là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Vậy nên, cách tốt nhất để bảo vệ chiến kê của mình đó là anh em tiêm ngừa vacxin cho gà. Thường xuyên khử trùng chuồng trại và chuồng nuôi xung quanh để tránh lây nhiễm từ nguồn bệnh bên ngoài.
Viêm phế quản ở gà chọi
Đây cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi do virus Coronaviridae gây nên. Triệu chứng gà mắc bệnh viêm phế quản đó chính là: Khó thở, thở khò khè, kém ăn, lông xơ xác và ủ rũ. Thời gian ủ bệnh này chỉ khoảng 2 – 3 ngày mà thôi.
Cũng giống như dịch tả, bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Vậy nên sư kê cần đặc biệt chú trọng công tác phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa vacxin Brial H120 một cách đầy đủ. Với các cá thể bị nhiễm bệnh nên tách riêng khỏi đàn để hạn chế lây nhiễm chéo lẫn nhau. Sau đó dùng chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine nhằm tiêu độc khử trùng chuồng trại và các khu vực xung quanh. Cho gà uống thêm Amilyte nhằm tăng cường sức đề kháng cho đàn gà.
Bệnh Marek ở gà chọi
Thêm một chứng bệnh nguy hiểm khi chăn nuôi gà chọi mà anh em cần nhớ đó chính là bệnh Marek. Biểu hiện của bệnh này đó là:
- Gà bị liệt nhẹ 2 chân, khó khăn trong khi di chuyển và dần dần là liệt hoàn toàn.
- Cánh và đuôi gà rủ xuống không như trạng bình thường mọi khi.
- Một số cá thể có thêm triệu chứng viêm mắt, lâu dần bị mù hoàn toàn.
- Gà trống giảm khả năng đạp mái, gà mái giảm tỷ lệ đẻ trứng.
- Một số con bệnh tiến triển nhanh còn chết đột ngột.
Hiện tại, bệnh Marek vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Vậy nên khi phát hiện gà có các dấu hiệu bệnh đáng ngờ, cần sớm cách ly, tiêu hủy và bỏ trống chuồng ít nhất 3 tháng rồi mới quét dọn và nuôi lần mới.
Bệnh đậu gà - một trong các loại bệnh thường gặp ở gà chọi
Với bệnh này, ta rất dễ nhận biết vì nó biểu hiện rõ ra bên ngoài. Khi mắc bệnh gà sẽ xuất hiện các nốt mụn như hạt đậu ở đầu, miệng, mồng mắt. Bệnh này gây ra cho gà rất khó khăn trong việc quan sát, ăn uống hàng ngày. Từ đó khiến gà suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng.
Khi phát hiện ra gà bị bệnh đậu gà, sư kê cần tiến hành vệ sinh, làm sạch vết thương do mụn gây ra bằng dung dịch nước muối loãng. Chỗ nào có mụn mọc lên, chấm Xanhmetylen 1% bôi lên. Vết thương hở ở miệng thì dùng Lugol 1%, nếu gà bị đau mắt tiến hành dùng thuốc nhỏ mắt. Cùng với đó, cho gà uống thêm vitamin A. Phân, chất thải của gà cũng cần tiêu độc, khử trùng để tránh lây lan cho những cá thể khác.
Bệnh tụ huyết trùng - nguy hiểm và thường gặp ở gà chọi
Tiếp tục nằm trong danh sách các bệnh thường gặp ở gà chọi mà sư kê cần đặc biệt lưu tâm đó chính là tụ huyết trùng. Bệnh này hay gặp ở gà nhỏ, đề kháng kém. Khi mắc bệnh gà sẽ sủi bọt lẫn máu, có nhớt ở miệng. Gà thở khó khăn, lông xù, mào tím tái.
Không còn cách nào khác để giải quyết bệnh này đó là dùng vacxin Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin. Cùng với đó cung cấp thêm điện giải, vitamin C nhằm tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực sống của gà.
Bệnh Gumboro - một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi
Bệnh này có diễn biến rất nhanh, chỉ mất khoảng 2 – 3 ngày ủ bệnh là gà sẽ lờ đờ, ủ rũ, run lẩy bẩy, chúng có xu hướng mổ vào hậu môn của những con gà khác.
Với bệnh Gumboro ta không điều trị bằng kháng sinh, chỉ điều trị theo chứng bệnh mà gà đang có:
- Gà bị sốt thì cho dùng Paracetamol (Acetaminnophen) hoặc Analgin.
- Tăng cường điện giải, vitamin C để tăng đề kháng cho gà.
- Ngoài ra cho uống Novigol, Biomun, Escent L, Toxinil Plus Liquid để tăng miễn dịch.
- Quan trọng nhất đó là tiêm phòng đầy đủ để gà có miễn dịch tự nhiên.
Cúm gia cầm và các bệnh thường gặp ở gà chọi
Cúm gia cầm là bệnh về hô hấp có tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại diện rộng nếu không kịp kiểm soát. Với bệnh này, gà sẽ có triệu chứng đó là sốt cao, uống nước liên tục, miệng há để thở, đầu và mắt sưng vù, mào tím, xoăn lại.
Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu. Tốt nhất cho sư kê tiến hành tiêm vacxin ngừa bệnh đầy đủ. Những con nào bị bệnh, tốt nhất cần tiêu hủy ngay để tránh lây lan sang những cá thể khác.
Lời Kết
Trên đây là các bệnh thường gặp ở gà chọi mà sư kê cần lưu tâm. Cách tốt nhất để bảo vệ gà khỏe mạnh chính là tiêm phòng vacxin đầy đủ, giữ chuồng trại thật sạch sẽ, thoáng mát. Tốt nhất nên nhốt riêng các chiến kê ra để tránh bị lây nhiễm chéo.