Hướng dẫn nuôi gà chọi chiến từ A đến Z cho game thủ

date-time

Thứ bảy, Ngày 06/07/2024

Cách nuôi gà chọi chiến không hề đơn giản. Nếu không nắm được các nguyên tắc cơ bản, rất có thể anh em sẽ gặp thất bại hoặc làm hỏng gà vì huấn luyện, chăm sóc sai cách. Những ai mới bắt đầu chăm nuôi gà chọi chiến chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của gachienviet.com để có được chiến kê dũng mãnh, bách chiến bách thắng trên mọi sàn đấu.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho gà chọi chiến

Dinh dưỡng quyết định đến sức khỏe của gà chiến, gà có khỏe thì đá mới hay và mang lại kết quả tốt. Về cơ bản thức ăn cho gà chọi không khó kiếm, thậm chí là rất đơn giản. Nhưng cái đó chính là người nuôi phải cân đối các nhóm dưỡng chất, liều lượng và thời gian cho ăn như thế nào để thức ăn chuyển hóa thành năng lượng, không phải thành mỡ thừa.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho gà chọi chiến
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho gà chọi chiến

Lịch trình ăn uống cho gà chiến

Trong cách nuôi gà chọi chiến của các sư kê lâu năm, mỗi ngày chỉ nên cho gà ăn 2 lần vào sáng (khoảng 9h) và chiều (khoảng 4 – 5h) mà thôi. Mùa đông trời nhanh tối, có thể đẩy thời gian ăn bữa chiều lên 4h để gà không bị lạnh. Nhưng sư kê lưu ý, thời gian này chỉ áp dụng cho gà đạt từ 6 tháng tuổi trở lên. Với gà ở tuổi nhỏ hơn thì có thể cho ăn bất cứ lúc nào trong ngày cũng được.

Lịch trình ăn uống cho gà chiến
Lịch trình ăn uống cho gà chiến

Thức ăn lý tưởng cho gà chọi chiến

Tùy theo độ tuổi phát triển của gà mà chúng ta sẽ áp dụng các loại thức ăn khác nhau như sau:

  • Với gà con: Cho gà ăn cám công nghiệp là chính, ngoài ra có thể ăn thêm một ít rau băm nhỏ là được. Lúc này, hệ tiêu hóa của gà chưa phát triển toàn diện, cho chúng ăn thóc/ thúa hoặc mồi tanh sẽ khiến chúng bị khó tiêu và có giun sán trong bụng.
  • Khi gà được 6 tháng tuổi trở lên: Cách nuôi gà chọi chiến từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ có đôi chút thay đổi so với giai đoạn trước. Ta sẽ loại bỏ hoàn toàn cám công nghiệp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ưu tiên cho gà ăn thóc/ lúa đã ngâm để gà tiêu hóa tốt hơn. Cho ăn nhiều rau xanh để lông mềm mượt. Thi thoảng cho ăn thêm mồi tanh để tăng sự hung hăng, máu chiến cho nó.

Liều lượng thức ăn phù hợp cho gà chiến

Khi gà còn nhỏ, cho ăn bao nhiêu cũng được để gà có sức khỏe tốt, hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện. Nhưng khi gà đã trưởng thành, không nên cho ăn quá nhiều sẽ làm gà bị tăng cân, khiến chúng trở nên ù lì, ì ạch và di chuyển khó khăn. Sư kê có thể tham khảo và cho gà ăn theo liều lượng sau:

Liều lượng thức ăn phù hợp cho gà chiến
Liều lượng thức ăn phù hợp cho gà chiến

  • Thóc: 0.25kg
  • Rau: 0.1kg
  • Lươn/ thịt bò: 0.1kg

Ngoài ra có thể bổ sung thêm thực phẩm khác như là trúng vịt lộn, lòng đỏ trứng, chuối xiêm, cà chua…

Huấn luyện gà chọi chiến đá sung và pin thông qua chăm sóc

Cách anh em huấn luyện gà chiến như thế nào cũng ảnh hưởng rất nhiều tới thể trạng, đòn lối của gà về sau. Hãy lưu ý một số điều dưới đây để huấn luyện gà đúng kỹ thuật, đá sung và mau tới pin:

Điều cần biết trước khi huấn luyện gà chiến

Đây là sai lầm mà nhiều sư kê mắc phải đó chính là cho gà luyện tập quá sớm. Thực tế, những con gà 7 – 9 tháng vẫn có thể ra trường đấu và đá bình thường, nhưng cơ hội thắng của chúng không cao. Nếu gặp phải những con gà già dặn kinh nghiệm thì tỷ lệ sống chết là 50:50, khả năng bị què chân, mù mắt là cực cao.

Điều cần biết trước khi huấn luyện gà chiến
Điều cần biết trước khi huấn luyện gà chiến

Tốt nhất, để gà có thể lực tốt, đòn hay, hãy cho chúng tập luyện thêm chút nữa rồi mới mang đi cáp độ. Thời điểm lý tưởng để cho gà ra trường gà là từ 10 – 11 tháng tuổi, sớm nhất là 9 tháng.

Bài tập luyện tốt cho gà chọi chiến

Với gà chiến, chúng ta cần kết hợp nhiều bài tập khác nhau để gà có được thể lực tốt, đòn hay, đá đẹp và tâm lý vững vàng khi vào sân thi đấu. Dưới đây là một số bài tập cơ bản trong cách nuôi gà chọi chiến mà sư kê cần biết:

  • Vần hơi: Bài tập này giúp tăng thể lực, sức bền cho gà hiệu quả. Theo đó, anh em tiến hành ghép chạng cân với gà cần tập luyện, bịt mỏ và cựa của cả 2 lại rồi cho chúng quần nhau.

Bài tập luyện tốt cho gà chọi chiến
Bài tập luyện tốt cho gà chọi chiến

  • Vần đòn: Vần đòn cũng tương tự vần hơi, nhưng sẽ cho chúng thi đấu lẫn nhau, nhưng vẫn cần phải bịt mỏ để tránh thương tích có thể xảy ra. Bài này giúp tăng sức bền, thể lực và khả năng chiến đấu cho gà.

Cách nuôi gà chọi chiến từ A – Z sư kê cần nắm được 6

  • Vần người: Cũng là bài tập vần hơi nhưng người sẽ là đối tượng tập cùng với gà chiến.
  • Chạy lồng: Bài tập này giúp chân săn chắc, đá có lực hơn. Cách thức thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng 2 cái lồng có kích thước khác nhau, thả một chiến kê vào trong lồng, con còn lại thả ở bên ngoài. Lưu ý khoảng cách giữa 2 chiến kê phải đủ lớn để gà không cọ mỏ được vào với nhau.

Cách nuôi gà chọi chiến từ A – Z sư kê cần nắm được 7

Sư kê lưu ý, cách nuôi gà chọi chiến với các bài huấn luyện này cần thực hiện bài bản. Ban đầu cho luyện tập vừa phải, sau đó tăng dần cấp độ lên rồi khi đạt “max” thì từ từ giảm xuống.

Bên cạnh đó, sư kê có thể áp dụng thêm công thức vần gà dưới đây để đạt được hiệu quả tập luyện tốt nhất:

  • Kỳ 1: Cho gà vần 1 hồ đòn từ 15 – 20 phút rồi cho giải lao 8 ngày. Tiếp đến tăng thời gian vần lên từ 30 – 40 phút/ hồ và nghỉ giải lao 7 ngày.
  • Kỳ 2: Ta cho gà vần 2 hồ đòn từ 17 – 25 phút rồi nghỉ 2 – 3 tuần. Tiếp đến cho vần từ 30 – 40 phút trong khoảng 2 hồ đòn rồi cho nghỉ 10 ngày.
  • Kỳ 3: Vần tiếp từ 3 – 4 hồ với khoảng 17 – 20 phút, cho nghỉ 21 – 28 ngày kèm
  • bắn chân 5 phút. 3 ngày sau cho vần 4 hồ tầm 30 – 40 phút, nghỉ 10 ngày và bắn chân 5 phút. Khoảng 4 ngày thì bắn chân gà 10 phút rồi cho nghỉ 1 tuần, xong mang đi cáp độ.

Kỹ thuật om bóp gà để da săn chắc hơn

Om bóp gà là phương pháp giúp da gà trở nên dày, đỏ đẹp, săn chắc hơn. Cách này thường áp dụng đối với gà chọi đá đòn truyền thống. Theo đó, cách thức thực hiện như sau:

Kỹ thuật om bóp gà để da săn chắc hơn
Kỹ thuật om bóp gà để da săn chắc hơn

  • Nguyên liệu: Dùng thuốc bắc dành riêng cho gà chọi, có thể dùng thêm bột nghệ để da gà đỏ hơn.
  • Cách thực hiện: Cho 0.5gr thuốc + nghệ thái lát (nếu có) với 1 lít nước đun sôi tầm 10 phút rồi tắt bếp để nguội và om bóp cho gà. Ngoài om bóp bằng thuốc bắc ra, anh em có thể trộn nghệ và rượu rồi thoa trực tiếp lên da của gà. Muốn da gà đỏ đẹp hơn, dày hơn, có thể kết hợp phun rượu và dầm cán.

Những điểm quan trọng trong việc nuôi gà chọi chiến

Nuôi gà chọi chiến rất kỳ công, ngoài việc chú trọng tới dinh dưỡng, chế độ tập luyện, sư kê còn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:

Hướng dẫn cắt tỉa lông gà chọi định kỳ

Với gà đá cựa dao, ta không cần cắt tỉa vì nó chính là bộ áo giáp để giúp gà tránh được các đòn tấn công của đối thủ. Nhưng với gà đòn, để lông rậm rạp sẽ khiến chúng khó khăn trong việc di chuyển và thoát nhiệt khi thi đấu. Vì thế, khi gà được 12 tháng tuổi, sư kê nên tiến hành cắt tỉa định kỳ ở phần đầu, cổ, hông, nách, đùi, bụng và lườn cho gà.

Hướng dẫn cắt tỉa lông gà chọi định kỳ
Hướng dẫn cắt tỉa lông gà chọi định kỳ

Cắt tai tích cho gà chiến đúng cách

Thêm một lưu ý quan trọng mà sư kê cần nhớ trong cách nuôi gà chọi chiến đó chính là cắt tai tích cho gà. Vừa làm gà trông đẹp, gọn gàng hơn, vừa đỡ trở thành điểm yếu của gà khi ra trường đấu.

Việc cắt tai tích này nên tiến hành trước khi gà bước vào tháng thứ 7. Vì lúc này cắt vết thương mau lành hơn, mất ít máu hơn. Lưu ý, trước khi tiến hành thủ thuật nên cho gà uống 1 viên vitamin K để cầm máu. Sáng thì cho ăn uống bình thường, tới trưa tầm 11h thì không cho uống nước và 6h tối thì tiến hành thủ thuật. Ta có thể dùng dao lam, kéo… để cắt nhưng nhớ phải khử trùng sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng.

Cắt tai tích cho gà chiến đúng cách
Cắt tai tích cho gà chiến đúng cách

Phơi nắng đúng phương pháp cho gà

Trong cách nuôi gà chọi chiến, các cao thủ lâu năm khuyên sư kê không nên nuôi nhốt gà quá lâu trong chuồng. Nếu diện tích đủ rộng, có thể thả lang để chúng tự do di chuyển, vừa tăng cường thể lực, vừa tăng khả năng thích nghi của gà với khí hậu, thời tiết. Nhưng nếu không có sân vườn rộng, nên cho gà ra phơi nắng thường xuyên để tăng khả năng hấp thụ vitamin D, giúp xương khớp của gà cứng cáp, khỏe mạnh hơn.

Phơi nắng đúng phương pháp cho gà
Phơi nắng đúng phương pháp cho gà

Thời gian lý tưởng để phơi nắng cho gà là từ 7h – 8h30 sáng. Mùa hè có thể phơi sớm hơn một chút. 1 tuần phơi nắng tối thiểu 2 lần.

Chăm sóc gà chọi chiến sau khi thi đấu

Bất kể kết quả trận đấu như thế nào, thắng hay thua thì sư kê cũng nên tiến hành kiểm ra cơ thể của chúng xem có bị nội thương, ngoại thương hay không để tìm cách chữa trị. Cách chăm sóc gà sau khi đá về cụ thể như sau:

Chăm sóc gà chọi chiến sau khi thi đấu
Chăm sóc gà chọi chiến sau khi thi đấu

  • Dùng khăn mềm thấm qua nước ấm và lau sạch cơ thể gà, loại bỏ đất cát, máu còn vương lại trên da. Dùng một chiếc lông gà sạch, nhúng qua nước lạnh và luồn sâu vào cổ họng của gà để vỗ hen. Với những ai chưa có kinh nghiệm, có thể dùng một loại lá cây nào đó mà gà ăn được, vo viên thành cục rồi đẩy vào họng chúng nhằm tống đờm nhớt xuống bụng và thải qua đường tiêu hóa.
  • Tiếp đến, lấy một ít cơm nguội và mồi cho gà ăn. Dùng rượu hoặc rượu thuốc xoa bóp cơ thể cho gà để chúng thư giãn, tan bầm tím mà mắt thường không nhìn thấy được.
  • Đối với các vết thương hở, chảy máu, ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ rồi thoa thuốc để chữa lành. Ngoài ra có thể cho gà uống thêm kháng sinh, thuốc giảm đau, B1 để tăng đề kháng. Thực hiện những công đoạn xoa bóp này cho tới khi gà tan máu bầm và khỏe hẳn mới dừng lại.
  • Trong cách nuôi gà chọi chiến sau khi thi đấu về, anh em lưu ý không cho chúng tập luyện lại ngay, nên dành thời gian để gà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thật nhiều. Đến khi các vết thương khỏi hẳn, sức khỏe tốt hơn thì mới bắt đầu huấn luyện.

Cách nuôi gà chọi chiến từ A – Z sư kê cần nắm được 12

Lời Kết

Trên đây là trọn bộ bí kíp cách nuôi gà chọi chiến từ A – Z mà sư kê mới vào nghề cần nắm được. Về cơ bản, anh em phải kết hợp cả chế độ ăn uống, huấn luyện và chăm sóc một cách hợp lý thì mới có được chiến kê chất lượng đòn hay, đá tốt. Nếu có khó khăn gì, có thể tham gia các hội nhóm chuyên về đá gà để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Chúc anh em thành công với sự nghiệp nuôi gà chiến kê của mình.